Trang chủ Liên hệ

Cách Sử dụng aptomat cho thiết bị gia dụng có công suất lớn trong gia đình

NGỌC BÍCH 18/01/2023

Việc sử dụng lắp đặt aptomat  để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện đã không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Đây là thiết bị cực kì quan trọng có nhiệm vụ giúp bảo vệ hệ thống điện tránh khõi các sự cố đáng tiếc. Dưới đây là phương pháp lắp đặt thiết bị điện này áp dụng cho các đồ điện gia dụng có công suất lớn trong nhà hiện nay.

Công dụng của aptomat

Aptomat là thiết bị dùng để bảo vệ khi gặp sự cố quá tải hoặc ngắt mạch dòng điện để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người hoặc thiết bị điện khác. Giảm thiểu chi phí sửa chữa và sự cố khác không đáng có.

Lý do nên dùng aptomat thay thế cho phích cắm điện thông thường

Khi sử dụng thiết bị có công suất lớn và nếu chỉ dùng ổ cắm hoặc thiết bị cắm thông thường sẽ dễ gây hiện tượng hồ quang điện (phóng tia điện) làm lỏng hoặc cháy ổ cắm, để khắc phục tình trạng trên ta nên dùng aptomat để thay thế.

 Cách chọn aptomat phù hợp cho thiết bị sử dụng

Thông thường khi chọn aptomat nên chọn giá trị dòng điện định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm việc khoảng 20%. Bạn có thể xem cách aptomat hoạt động như thế nào để biết thêm thông tin.

Để xác định giá trị dòng điện định mức, chúng ta dùng công thức I = P/U.

Với I là cường độ dòng điện (tính bằng A), P là công suất (tính bằng W), U là hiệu điện thế (ở Việt Nam là 220V).

Số P và số U được ghi trên bảng thông số kĩ thuật và được dán trên thiết bị.

Ví dụ: Tổng công suất bếp từ Electrolux ETD42SKS là 2100W.

=> I của bếp = 2100W / 220v = 10A (công thức I = P(w)/U(220v)).

=> I của aptomat = từ 15A- 25A là hợp lý.

Các bước tiến hành lắp đặt aptomat chống giật cho các thiết bị điện dân dụng

Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện dân dụng ở không gian lắp đặt

Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.

Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới

Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.

Với hệ thống điện được sử dụng thường xuyên như trong nhà thì việc lắp đặt aptomat để đảm bảo an toàn là điều không thể thiếu khi mà hiện nay các thiết bị điện dân dụng ngày càng có công suất lớn.

Bài viết liên quan